Thách thức trong khôi phục dữ liệu ổ đĩa SMR
Trước đây, khi mua ổ đĩa HDD, người dùng chỉ cần quan tâm tới nhãn hiệu và dung lượng ổ, Tuy nhiên, ngày nay với nhiều công nghệ đọc/ghi từ tính được phát triển, có lẽ bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ càng hơn để có thể lựa chọn cho mình một ổ đĩa phù hợp nhất.
SMR – Ghi Lợp Từ (Shingled Magnetic Recording) là công nghệ mới nhất được phát triển gần đây và đã tạo ra không ít những ý kiến trái chiều, đặc biệt là khi nhà sản xuất đã âm thầm đưa các ổ SMR vào sản phẩm của mình mà không dán nhãn một cách công khai. Bài viết dưới đây là những đánh giá của chuyên gia kỹ thuật số điện tử về ổ đĩa SMR.
-
Kỹ thuật Ghi Lợp Từ SMR
So với các phương thức lưu trữ dữ liệu trước đây như ghi theo chiều dọc, ghi vuông góc, ghi theo các rãnh tròn đồng tâm, ổ đĩa SMR sử dụng kỹ thuật khác biệt đáng kể. Trong ổ SMR, dữ liệu được ghi bằng cách chồng lên một phần các rãnh đã có sẵn dữ liệu. Quá trình ghi giống như việc lợp mái nhà cho phép mật độ lưu trữ tăng lên 25%.
-
Ưu/nhược điểm của ổ đĩa SMR
- Ưu điểm
+ Hiệu quả kinh tế
Ổ đĩa SMR có giá thành rẻ hơn đáng kể so với các ổ CMR (ghi từ tính thông thường). Do cách xếp dữ liệu chồng lên nhau trên các rãnh hiện giúp tăng mật độ lưu trữ, từ đó có thể giảm số lượng đĩa. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và nguyên vật liệu.
+ Tiết kiệm năng lượng
Việc thiếu các đĩa và đầu từ để đọc/ghi dữ liệu khiến các ổ SMR tiêu thụ ít điện năng hơn. Khi được dùng trên quy mô lớn, nó đã thực sự cho thấy hiệu quả. Dropbox – một công ty lưu trữ đám mây tiết lộ rằng họ đã tiết kiệm được điện năng đáng kể bằng cách sử dụng ổ SMR vào năm 2019.
- Nhược điểm
+ Tốc độ chậm
Tốc độ ghi của ổ đĩa sử dụng phương pháp ghi lợp từ chậm, hơn đáng kể so với ổ cứng ghi từ thông thường. Khi dữ liệu được ghi vào ổ SMR, nó sẽ tạm thời sao chép dữ liệu vào bộ nhớ đệm chuyên dụng. Những dữ liệu này sau đó sẽ được tổ chức lại vào các dải lợp khi chúng được đọc hoặc khi thiết bị ở chế độ rảnh. Khi cần ghi một lượng lớn dữ liệu vào ổ SMR, bộ nhớ đệm sẽ nhanh chóng bị đầy và gây tắc nghẽn, khiến tốc độ đọc/ghi chậm lại.
+ Hư hỏng dữ liệu
Khả năng hỏng dữ liệu trong ổ SMR cao hơn các loại ổ thường. Kỹ thuật ghi lợp yêu cầu sửa đổi, sắp xếp lại và xóa liên tục dữ liệu có sẵn trên các rãnh. Quá trình này rất dễ bị gián đoạn vì có rất nhiều sự di chuyển dữ liệu. Ví dụ: mất điện đột ngột có thể khiến dữ liệu gặp rủi ro.
Ổ SMR cũng không phải ứng cử viên thay thế phù hợp cho ổ CMR đã chết trong bộ lưu trữ NAS, bởi nó mất nhiều thời gian hơn để tích hợp, có thể khiến cho các ổ CMR có sẵn trong hệ thống RAID gặp rủi ro.
-
Cách xác định ổ SMR
Hầu hết các nhà sản xuất không dán nhãn hoặc đề cập rõ ràng đến công nghệ ghi từ mà ổ đĩa sử dụng trong bảng thông số kỹ thuật. Tuy nhiên, sau một số vụ kiện và tranh cãi, các nhà sản xuất lớn cuối cùng cũng phải đưa ra danh sách các sản phẩm sử dụng SMR và CMR tương ứng.
Seagate: CMR and SMR Hard Drives | Seagate ASEAN
Western Digital: On WD Red NAS Drives – Western Digital Corporate Blog
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra loại ổ cứng mình đang sử dụng bằng cách dưới đây:
- Kiểm tra kích thước bộ đệm
Do yêu cầu sắp xếp lại dữ liệu trong bộ đếm trước khi được ghi vào các dùng được xếp chồng lên nhau của các rãnh, ổ đĩa SMR thường có lượng bộ nhớ đệm lớn hơn nhiều so với ổ CMR. Đối với các ổ đĩa SMR thông thường, kích thước bộ đệm thường là 256 MB trong khi bộ đệm của các ổ CMR là 64 MB.
- Kiếm tra tính năng hỗ trợ TRIM
Các mẫu ỏ cứng SMR thế hệ mới được hỗ trợ TRIM như các ổ SSD. Lệnh TRIM giúp hệ điều hành xác định các khối dữ liệu không còn cần thiết và có thể xóa hoặc được đánh dấu là trống để ghi lại. Mặc dù không phải tất cả các ổ đĩa SMR đều sử dụng TRIM nhưng các ổ cứng HDD được hỗ trợ TRIM đều là ổ SMR. Bạn có thể sử dụng ứng dụng như CrystalDiskInfo trong Windows để kiểm tra hỗ trợ TRIM.
Tham khảo hướng dẫn khôi phục dữ liệu ổ SMR